1. Đau nhức gót chân là biểu hiện của căn bệnh gì?

 

Cơ thể của chúng ta rất nhanh nhạy, khi có điều bất ổn bên trong luôn phát tín hiệu ra ngoài để cho bộ não biết, biểu hiện có thể đau nhức không rõ nguyên nhân hoặc xuất hiện các vết, mụn trên da. Tuy nhiên có thể do chủ quan mà chúng ta thường lơ là không để ý, đôi khi lại bỏ quên những tín hiệu đó.

 

 

Vậy khi cơ thể bạn báo hiệu gót chân đau nhức, bạn cần cân nhắc những trường hợp sau:

 

  • Viêm cân gan chân: Hiện tượng đau nhức gót chân vào buổi sáng rất có thể bạn đang có bệnh lý viêm cân gan chân. Khi việc đi lại quá nhiều khiến gót chân chịu nhiều áp lực, dây chằng Plantar bị tổn thương và dẫn đến các cơ khớp bị co cứng gây đau nhức.
  • Bong gân và căng cơ: Tình trạng này xảy ra chủ yếu do nguyên nhân hoạt động thể thao quá mức như chơi bóng đá, nhảy cao, nhảy xa,...khiến phần gót bị tổn thương, Mức độ đau có thể tùy vào phần tổn thương nặng hay nhẹ. Đặc biệt khi đi lại nhẹ nhàng, phần gót chân nhức liên hồi.
  • Viêm cột sống dính khớp: Tuy là bệnh về cột sống nhưng cơ thể lại phát tín hiệu đau ở gót chân. Bệnh lý về cột sống có rất nhiều thể loại, viêm cột sống dính khớp không chỉ khiến người bệnh đau nhức gót chân mà còn gây ra nhiều biến chứng về cột sống nghiêm trọng khác nếu người bệnh không chữa trị kịp thời.

Xem thêm: 5 cách chữa đau dây thần kinh liên sườn không cần dùng thuốc

 

 

  • Xương sụn thoái hóa: Thoái hóa xương sụn có thể xảy ra ở cả trẻ em và thanh thiếu niên, căn bệnh này nên được phát hiện kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể.
  • Viêm khớp phản ứng: Tình trạng này xảy ra khi cơ thể bạn đang bị nhiễm trùng ở một cơ quan nào đó trong cơ thể, viêm khớp phản ứng cũng gây nên hiện tượng đau nhức gót chân.
  • Viêm gân gót chân: tình trạng này nguyên nhân chủ yếu từ việc gót chân phải làm việc quá mức, đi đứng quá nhiều cộng thêm các hoạt động chạy nhảy dẫn đến viêm gân gây ra hiện tượng đau nhức.
  • Viêm bao hoạt dịch khớp: bao hoạt dịch tiết ra chất dịch ở những vị trí cơ khớp để việc cử động được trơn tru dễ dàng. Khi bao hoạt dịch bị viêm, bệnh nhân có biểu hiện đau gót chân.

 

2. Phòng ngừa căn bệnh đau gót chân

 

Khi xuất hiện các hiện tượng đau nhức gót chân, người bệnh trước tiên cần xem xét về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Có thể là người bệnh hoạt động quá mức khiến phần gót chân bị mỏi mệt. Điều cần làm là hãy để gót chân của bạn được nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều và hoạt động mạnh hoặc bạn có thể dùng cao hoặc rượu thuốc để xoa bóp phần gót chân, tình trạng đau nhức sẽ giảm đi nhanh chóng.

 

Trong trường hợp không rõ nguyên nhân đau gót chân là gì, đau dai dẳng không dứt, bạn hãy tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Để có một gót chân chắc khỏe, phòng ngừa căn bệnh đau nhức gót chân, mọi người hãy thực hiện một số cách sau đây: 

 

  • Không nên đi chân đất chạy nhảy hay làm việc, nên lựa chọn những đôi giày vừa vặn, có phần đế mềm mại để bảo vệ cả bàn chân. Bạn có thể chèn thêm miếng lót đệm chân để êm hơn, giúp cho gót chân đỡ mỏi.
  • Trước khi chơi thể thao, bạn hãy khởi động cơ thể trước, làm nóng thân nhiệt và các cơ khớp được trơn tru hơn, tránh việc bong gân hay viêm gân không đáng có.
  • Lắng nghe cơ thể, nghỉ ngơi đúng lúc khi cơ thể quá mệt mỏi, đau nhức
  • Thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Căn bệnh đau gót chân là hiện tượng thường xuyên gặp phải, có nhiều nguyên nhân gây ra. Người bệnh nên phát hiện nguyên nhân và thăm khám kịp thời để có các biện pháp trị liệu hiệu quả. 

Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline 094 750 1507 

hoặc để lại ý kiến tại phần bình luận để được giải đáp nhé.

 

>>>Xem thêm: 5 bài tập yoga cho người thoái hóa đốt sống cổ

 

(Tác giả : )